Chuyển tới nội dung
Trang chủ » Bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi và cách điều trị bệnh hiệu quả

Bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi và cách điều trị bệnh hiệu quả

Lưỡi không chỉ đóng vai trò là cơ quan cảm nhận vị giác, mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp. Việc mắc các tổn thương ở lưỡi dù chỉ là một tổn thương nhỏ cũng đủ khiến ta rất khó chịu, đặc biệt là người bị sùi mào gà ở lưỡi. Vậy bệnh sùi mào gà ở lưỡi là gì và làm thế nào để điều trị bệnh hiệu quả?

Quan hệ tình dục bằng miệng, sử dụng chung bàn chải và hôn người nhiễm bệnh là các nguyên nhân phổ biến hình thành sùi mào gà ở lưỡi. Với những trường hợp không kịp thời điều trị, u nhú ở lưỡi có thể lan rộng và có thể gây ung thư vòm họng.

Sùi mào gà ở lưỡi là một bệnh gây nên các tổn thương giống như mụn cơm, mụn cám hoặc nặng hơn là các nốt sùi dễ chảy máu. Do các tổn thương ở dạng các mụn cơm, mụn sùi nên nhiều người lầm tưởng đó là bệnh nhiệt miệng thường gặp, không nguy hiểm và cũng không cần thiết phải chữa trị, do đó mà gây nên những hậu quả đáng tiếc.

Bài viết dưới đây xin chia sẻ với bạn đọc  bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi và cổ họng

  • Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở nam giới và nữ giới

1. Bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi và cổ họng

Sùi mào gà ở lưỡi là một thể bệnh của sùi mào gà. Bệnh do virus HPV (Human Papilloma Virus) một siêu virus gây nên. Virus này rất nhỏ, có thể thông qua lớp thượng bì của da xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh tại vị trí mà virus xâm nhập.

Do đó, những nơi có cấu trúc mỏng, nhảy cảm như lưỡi, bên trong miệng càng dễ bị virus xâm nhập và gây bệnh. Sùi mào gà là một căn bệnh xã hội, nên nhiều người cho rằng các tổn thương chỉ xuất hiện ở bộ phận sinh dục mà không có ở lưỡi hay những nơi khác, điều đó dẫn đến sự chủ quan và coi nhẹ bệnh khiến bệnh ngày một trầm trọng.

Sùi mào gà ở lưỡi thường không phổ biến. Tuy nhiên khi xảy ra ở vị trí này, virus gây bệnh có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như ung thư vòm họng nếu không được chẩn đoán và kiểm soát kịp thời.

Hình 1: sùi mào gà ở lưỡi

2. Biểu hiện bệnh sùi mào gà ở miệng lưỡi và cổ họng

Hiện nay thì việc quan hệ bằng miệng đã trở thành một trào lưu, tuy nhiên việc chưa có những biện pháp bảo vệ khiến cho nguy cơ lây nhiễm bệnh sùi mào gà ngày càng cao. Vậy biểu hiện của bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi và cổ họng như thế nào?

Nguyên nhân dẫn đến bệnh sùi mào gà ở miệng

Đối với bệnh sùi mào gà ở miệng thì những nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

Quan hệ tình dục bằng miệng

Ngày nay, rất nhiều bằng chứng cho thấy việc quan hệ tình dục bằng miệng có thể là rủi ro lớn nhất cho vấn đề sùi mào gà ở miệng. Bệnh lý này có xu hướng xảy ra ở cánh mày râu, đặc biệt với những người có thói quen hút thuốc.

Nhiều bạn tình

Quan hệ tình dục với nhiều bạn tình cũng là yếu tố gây tăng nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà ở miệng. Theo các chuyên gia từ Phòng khám Cleveland, nếu có hơn 20 bạn tình trong đời, khả năng nhiễm HPV của bạn có thể tăng thêm 20%.

Hút thuốc lá

Hút thuốc lá có nhiều nguy cơ giúp thúc đẩy cuộc xâm lược của virus HPV. Hít khói thuốc lá cũng khiến vết thương trong miệng dễ bị loét ra, từ đó tạo thành tiền đề cho ung thư vòm họng phát triển.

Dùng thức uống chứa cồn

Nhiều kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng hấp thụ một lượng lớn thức uống chứa cồn như bia, rượu… sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm HPV qua đường miệng ở nam giới. Nếu bạn có cả hai thói quen hút thuốc và uống rượu, tỷ lệ mắc bệnh của bạn sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với người không có thói quen này.

Hôn

Một giả thiết được đặt ra rằng virus HPV có thể lây qua đường miệng bằng cách hôn. Tuy nhiên, giả thiết này cần nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn để xác định độ chính xác cũng như tin cậy.

Giới tính

Nguy cơ bệnh sùi mào gà ở miệng phát sinh ở nam giới cao hơn nữ. Ngoài ra, tuổi tác cũng là một yếu tố nguy cơ của ung thư vòm họng. Vấn đề này thường xảy ra ở người cao tuổi do bệnh cần nhiều năm để phát triển

Sau khi ủ bệnh từ 2 đến 9 tháng ( một số bệnh nhân thời gian chưa đến 2 tháng, cũng có những bệnh nhân ủ bệnh hơn 9 tháng mới phát bệnh), bệnh phát ra bên ngoài với những triệu chứng bệnh sùi mào gà điển hình sau:

  • Ở lưỡi mọc những mụn cơm, mụn cám nhỏ li ti, màu trắng hồng và mềm, ngoài lưỡi ra các mụn cơm còn có thể mọc trong khoang miệng, thậm chí bên trong vòm họng, rất khó quan sát.
  • Sau một thời gian, các mụn cơm, mụn cám phát triển thành nốt sùi, ban đầu nốt sùi chỉ hơi lớn hơn các mụn cơm, sau đó bề mặt nốt sùi trở nên sần sùi, lú nhú như mào gà hay bông súp lơ. Đó là khi bệnh đã chuyển biến nặng hơn.
  • Người bệnh cảm thấy ngứa ngáy trong miệng, thậm chí đau rát giống như bị nhiệt miệng, ăn uống trở nên khó khăn.
  • Các nốt sùi rất dễ chảy máu khi đụng vào, máu chảy kèm theo mủ trắng nhầy.

Sùi mào gà ở miệng nguy hiểm bởi nó rất dễ bị nhận dạng nhầm là bệnh nhiệt miệng, khiến cho công tác phát hiện, điều trị sùi mào gà bị chậm trễ. Vì thế phân biệt được dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở miệng và bệnh nhiệt miệng khá quan trọng.

Triệu chứng bệnh nhiệt miệng bao gồm:

Hàm bị sưng đỏ kèm cảm giác đau

Khoang miệng bị loét

Nuốt nước bọt, ăn uống cảm thấy bị đau.

Triệu chứng bệnh sùi mào gà ở miệng

Xem cách phân biệt ở bài viết này Phân biệt sùi mào gà ở miêng và bệnh nhiệt miệng

3. Sùi mào gà ở lưỡi có nguy hiểm không?

Như đã nêu ở đầu bài, sùi mào gà là một căn bệnh rất nguy hiểm, tuy vậy người bệnh khi mắc thể bệnh ở lưỡi lại không cho rằng đó là sùi mào gà mà thường nhầm lẫn với nhiệt miệng, viêm miệng nên không có phương pháp điều trị đúng đắn. Dưới đây là một số biến chứng nguy hiểm mà sùi mào gà gây ra cho người bệnh:

  • Bệnh gây đau rát, ngứa ngày trong xoang miệng, khiến người bệnh khó khăn trong ăn uống.
  • Bệnh có thể gây viêm xoang miệng, tạo điều kiện cho các bệnh cơ hội phát triển do bản thân trong miệng cũng tồn tại rất nhiều loài vi khuẩn gây hại.
  • Khiến người bệnh ngại giao tiếp, nói chuyện do khả năng nói gặp khó khăn. Thậm chí các sùi mào gây mất tính thẩm mỹ làm người bệnh xấu hổ không dám nói chuyện với bất kỳ ai. Tình trạng này có thể dẫn đến một căn bệnh khó chữa hơn: Trầm cảm.
  • Có thể gây ung thư vòm họng nếu không chữa trị sớm.
  • Trở ngại trong quan hệ tình dục, làm giảm hứng thú sinh dục.
  • Bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh dục, thậm chí gây vô sinh.

Một số thống kê về sùi mào gà ở miệng

Số người nhiễm HPV qua đường miệng đã tăng lên đáng kể trong ba thập kỷ qua. Tình trạng này phổ biến ở nam giới hơn nữ giới.

Khoảng 2/3 trường hợp ung thư vòm họng có sự hiện diện ADN của virus HPV. Chủng HPV thường gặp trong tình huống này là HPV-16.

Ung thư vòm họng thật sự hiếm gặp. Khoảng 1% dân số thế giới nhiễm HPV-16. Chưa đến 15.000 người nhận kết quả chẩn đoán dương tính với ung thư vòm họng do HPV mỗi năm.

4. Điều trị sùi mào gà ở lưỡi thế nào cho hiệu quả?

Điều quan trọng khi mắc bệnh sùi mào gà là người bệnh không nên tự ti mà không đi khám hay khám chui ở những cơ sở y tế không đảm bảo, việc này chỉ khiến cho bệnh nhanh chóng phát tán mà nặng hơn mà thôi.

Do đó, khi bị bệnh, hãy đến ngay phòng khám chuyên khoa bệnh xã hội, phòng khám da liễu hay phòng khám phụ khoa, nam khoa chất lượng, uy tín, an toàn để có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn và nhanh lành bệnh.

Bởi vì bệnh sùi mào gà ở miệng, lưỡi hay trong họng nằm ở những vị trí ảnh hưởng trực tiếp tới đường ăn uống. Ngoài ra thì bệnh sùi mào gà nằm ở vị trí ẩm ướt, vì vậy thì các tổn thương sẽ khó chữa trị hơn so với các nốt sùi ở bên ngoài da.

Hiện nay biện pháp điều trị bằng thuốc đang được ưu tiên để điều trị tình trạng sùi mào gà ở miệng. Thuốc sẽ có tính chất làm biến đổi cấu trúc của virus HPV, kìm hãm sự phát triển hoặc diệt virus một cách triệt để. Nó có cơ chế của các protein tự nhiên , sau khi vào cơ thể sẽ có thể tiết ra chất kháng sinh nội sinh để có thể kháng virus hiệu quả.

Sau đây là một số phương pháp điều trị sùi mào gà hiệu quả:

a. Chữa bằng thuốc:

Có các loại thuốc chấm như Podophyllin 25, TCA 50% có thể chấm ở lưỡi. Tuỳ vị trí và cơ địa mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ áp dụng những đơn thuốc khác nhau.Tuy nhiên, phương pháp sử dụng thuốc thường chỉ hiệu quả khi bệnh ở thể nhẹ, dễ điều trị.

Hình 2: Điều trị sùi mào gà bằng thuốc

b. Chữa bằng nhiệt:

Có hai phương pháp nhiệt: Nhiệt nóng và nhiệt lạnh.

Đối với phương pháp nhiệt nóng, bác sĩ sẽ dùng tia lazer để đốt cháy các nốt sùi mào gà, phương pháp này làm phá vỡ cấu trúc của các nốt sùi, do đó các nốt sùi cháy và rụng ra.

Còn với phương pháp nhiệt lạnh, người ta phun nitơ lỏng làm đóng băng các nốt sùi, nhiệt độ thấp làm co các mạch máu và lớp tế bào bên dưới nốt sùi làm nốt sùi long ra mà vết thương không hề chảy máu.

Hình 3: Phương pháp đốt lazer

Trên đây là một số chia sẻ về bệnh sùi mào gà ở lưỡi và cách điều trị sùi mào gà hiệu quả. Mong rằng bài viết giúp ích cho bạn đọc cũng như những ai đang mang trong mình căn bệnh sùi mào gà.

Bài tiếp theo : Tìm hiểu các giai đoạn của bệnh sùi mào gà

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *